TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH
Ngày 14 tháng 10 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg: Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Chương trình gồm 10 dự án trong đó có Nội dung 2: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Tại giai đoạn I từ năm 2021-2025, sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao. 
Mục tiêu chương trình
  • Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền - Bộ Y tế, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm, 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028.
  • Trồng trọt dược liệu là một trong những ngành nghề có thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc phát triển vùng trồng dược liệu quý sẽ tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
  • Việt Nam có nguồn gen dược liệu quý phong phú, đa dạng với hơn 5.000 loài có tác dụng làm thuốc. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn gen dược liệu quý đang bị suy thoái do khai thác quá mức, phá rừng, ô nhiễm môi trường... Dự án đầu tư phát triển nguồn dược liệu sẽ góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Lợi ích tham gia
  • Phát triển vùng trồng dược liệu quý có quy mô, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường
  • Tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
  • Góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý
  • Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước phục vụ sản xuất, kinh doanh dược liệu.
  • Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở Bảo quản các dược liệu quý gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, Bảo quản sinh học.
  • Hỗ trợ giống, vật tư, Bao Bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm.
  • Hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh dược liệu cho người dân và doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh.
  • Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm: Hỗ trợ chi phí tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm dược liệu.
Chi tiết xem tại đây
Mức chi hỗ trợ, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án dược liệu quý
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH
VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN
TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Cục quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ DỰ ÁN THÀNH PHẦN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CHƯƠNG TRÌNH
Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
CƠ QUAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Ủy ban nhân dân cấp Huyện
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đề xuất dự án, kế hoạch liên kết để hợp tác với các cá nhân, tổ nhóm cộng đồng, tổ hợp tác để thực hiện dự án.
THÀNH VIÊN THAM GIA LIÊN KẾT
Các doanh nghiệp khác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
(Nếu có)
Bước 1
Thông Báo tuyển chọn chủ trì
liên kết thực hiện dự án dược liệu quý
Bước 4
Thành lập hội đồng và thẩm định
lựa chọn dự án.
Bước 2
Các đơn vị chủ trì liên kết lập
và gửi hồ sơ đề xuất thực hiện dự án về cơ quan quản lý dự án 
Bước 3
Cơ quan quản lý dự án dược liệu quý
 tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận
tính hợp lệ của hồ sơ
(thời hạn không quá 10 ngày làm việc) 
Bước 5
Quyết định lựa chọn dự án
HÌNH ẢNH CÁC HOẠT ĐỘNG NẰM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT NUÔI TRỒNG DƯỢC LIỆU đạt chuẩn GACP - WHO
(Theo thông tư số 19/2019/TT-BYT) 
TIÊU CHUẨN CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
(Theo thông tư số 32/2020/TT - BYT)
Nội dung chính

1. Hướng dẫn đánh giá, lựa chọn vùng trồng dược liệu
1.1 Địa điểm trồng trọt
1.2 Môi trường sinh thái và tác động xã hội
1.3 Khí hậu
1.4 Thổ nhưỡng
1.5 Phân bón
1.6 Tưới nước và thoát nước

2. Hướng dẫn xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trồng, thu hái dược liệu
2.1 Hạt giống và nguyên liệu nhân giống
2.2 Nuôi trồng
2.3 Thu hoạch dược liệu 
Nội dung chính

I. Quy định chung
II. Nhân sự
III. Khu vực sơ chế, chế biến
IV. Trang thiết bị
V. Quy định về vệ sinh
VI. Hệ thống hồ sơ tài liệu
VII. Kiểm soát trong quá trình sơ chế, chế biến
Chi tiết
Chi tiết
1. Địa điểm triển khai dự án ?
Trả lời
Trả lời
Trả lời
4. Cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu khi thực hiện dự án dược liệu quý phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật nào ?
Trả lời
2. Diện tích triển khai dự án dược liệu quý ?
3. Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu cần phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật nào ?
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

ĐĂNG KÝ NGAY

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Copyright © 2023 GMPc. All rights reserved

Trụ sở chính (Hà Nội): Số nhà 18, đường Măng Cầm 1, KĐT An Lạc Green Symphony, Vân Canh, Hoài Đức

Hotline: 0982.866.668

Email: contact@gmp.com.vn

Chi nhánh miền Nam: Lầu 2 – Số 156/1/1 Cộng Hòa, P12, Q. Tân Bình, HCM

Công ty cổ phần GMPC Việt Nam

VP giao dịch tại Hà Nội: Số nhà 32, đường Vĩ Cầm 5, KĐT An Lạc Green Symphony, Vân Canh, Hoài Đức

Địa điểm triển khai thực hiện dự án dược liệu quý phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Là huyện có xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

2. Là huyện vùng dân tộc thiểu số và miền núi có ít nhất 50% tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số.

3. Có tiềm năng phát triển các loại dược liệu quý có giá trị y tế và kinh tế cao.

4. Đối với các dự án có đề xuất triển khai trồng, phát triển Sâm Việt Nam cần có độ cao từ 1.000 mét trở lên so với mực nước biển.

1. Tổng diện tích triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, bao gồm các khu vực: các vùng nuôi trồng dược liệu quý, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong hàng rào dự án. Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có 30 ha ứng dụng công nghệ cao.

2. Tổng diện tích triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao tối thiểu là 50 ha bao gồm khu vực: bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, cây đầu dòng, giống gốc, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống gốc, sản xuất giống thương phẩm, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước trong hàng rào dự án.

Dược liệu được nuôi trồng phải đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên được quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên.

Cơ sở chế biến, sản xuất dược liệu phải đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.